Full Doraemon Truyện Ngắn (45 Tập)

Những câu chuyện về chú mèo máy thông minh Doraemon và nhóm bạn Nobita, Shizuka, Suneo, Jaian, Dekisugi sẽ đưa chúng ta bước vào thế giới hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười với một kho bảo bối kì diệu – những bảo bối biến ước mơ của chúng ta thành sự thật. Nhưng trên tất cả Doraemon là hiện thân của tình bạn cao đẹp, của niềm khát khao vươn tới những tầm cao.

Số Đỏ (Tái Bản 2018)

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

Tắt Đèn (Đinh Tị) – Tái Bản

Tắt Đèn “Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên.” (Nguyễn Tuân) “Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã bảo đảm cho chị Dậu được bảo đảm an toàn phẩm toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn. dằn vặt.” (Hà Minh Đức)  

Truyện Kiều

Nhân dịp kỷ niệm 250 ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, Huy Hoàng book giới thiệu đến độc giả tác phẩm nổi tiếng nhất của ” người đặt nền móng” cho văn học nước nhà: Truyện Kiều              Tác phẩm Truyện Kiều, nguyên tên là Đoạn trường tân thanh, từ khi ra đời đến nay (khoảng 200 năm), trong lịch sử Văn học Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về nó. Một trong nguyên nhân chính là vì bản gốc của Nguyễn Du sáng tác không còn nữa. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Truyện Kiều bị mai một. Truyện Kiều vẫn trường tồn với thời gian, những lời thơ, câu chữ đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. – Trích Truyện Kiều-   

Vang Bóng Một Thời (Bộ Danh Tác)

“Chùa nhà ta có cái giếng này quý lắm. Nước rất ngọt. Có lẽ tôi nghiện trà tàu vì nước giếng chùa nhà đây. Tôi sở dĩ  không đi đâu xa được là vì không đem theo được nước giếng này đi để pha trà. Bạch sư cụ, sư cụ nhớ hộ tôi câu thế này: Là giếng chùa nhà mà cạn thì tôi sẽ cho không người nào muốn xin bộ đồ trà rất quý của tôi. Chỉ có nước giếng  đây là pha trà không bao giờ lạc mất hương vị…”

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh là một tác phẩm dễ làm người đọc ám ảnh vì câu chữ sâu xa, đau đớn, tàn khốc của một đời chiến binh với từng đoạn hồi ức đứt đoạn bởi cảm xúc, bởi những đoạn đời ngắn ngủi mà cho dù cố ghép lại cũng không thể liền mạch. Kiên – người kể chuyện, trong mười năm chiến tranh và mười năm hoà bình với gia đình lạc loài không hoàn hảo, với tình yêu mãnh liệt, điên cuồng, với hiện thực chẳng thanh cao mà chỉ nhuốm đầy ti tiện của con người. Trong thế giới ấy, Kiên sống mà như đang mộng, mộng trên chiến trường đầy máu, mộng trong cuộc đời liều lĩnh và theo đuổi sự tự do vĩnh cửu. Nỗi Buồn Chiến Tranh day dứt nhiều hơn buồn. Người đọc lạc vào những trang sách như đang cất bước trong mê cung tâm tưởng với đủ loại người, đủ loại tính cách, đủ loại quan điểm sống mà ít nhiều đều mang tính huỷ diệt. Nhận diện chiến tranh dưới góc nhìn bi quan và tiêu cực, Nỗi Buồn Chiến Tranh khắc hoạ cái định nghĩa bi thảm về chiến tranh, rằng “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.” Trong cái cõi ấy, có hàng ngàn thanh niên, như Kiên, dù đã tự hỏi mình nhưng vẫn nhiệt tình cống hiến, để rồi khi nó qua đi, cả cuộc đời đã không còn lại gì nữa. Trang sách khép lại, khó có ai còn thấy bình thường sau những gì đã đọc. Hoang mang, tiếc nuối, tuyệt vọng… với những câu hỏi về đời, về người, về lý tưởng sống mà có lẽ vĩnh viễn, dù con người có cố công tìm kiếm bằng cách nào, cũng không ra lời đáp. Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người. Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.