Franken-Stein Ở Baghdad

“Cuốn sách tôi không thể nào quên? Là cuốn đầy ám ảnh, tàn bạo và cười nôn ruột có tên Frankenstein ở Baghdad.” – John Schwartz, The New York Times Book Review “Suốt 200 năm từ khi Mary Shelley viết Frankenstein, con quái vật của bà đã tái xuất dưới vô vàn biến thể, song hiếm có biến thể nào trong số đó lại hoang dại hoặc đậm màu chính trị như con quái vật trong Frankenstein ở Baghdad của Ahmed Saadawi.” – Gregory Cowles, The New York Times “Mạnh mẽ… Siêu thực… Hài hước đen… Sử dụng một cách tài tình một nhân vật hung ác đầy kinh điển như Frankenstein trong một câu chuyện đặt ở thời hiện đại nhưng đầy chất ngụ ngôn.” – Chicago Tribune “Một thành tựu văn chương đáng kể, và, tiếc thay, đầy tính thời sự cấp thiết… Siêu thực, riết róng và thốn thấu… Kỳ lạ, tàn bạo, hài hước độc địa.” – Sarah Perry, The Guardian “Giở ra vì cốt chuyện hấp dẫn; đọc một lèo đến hết vì sự hài hước đen và cái nhìn choáng váng về bản chất con người.” – The Washington Post GIỚI THIỆU SÁCH: Trong tiểu thuyết này, Ahmed Saadawi, nhà văn Iraq hiện đại (sinh năm 1973), nhại lại nhân vật Frankenstein trong cuốn sách nổi tiếng cùng tên của nhà văn Anh Mary Shelley (1797-1851), nhưng đặt vào bối cảnh nước Iraq bị xâu xé bởi nội chiến trong thế kỷ 20-21. Thông qua câu chuyện mang màu sắc siêu thực, tác giả khắc họa sinh động sự phi lý và vô nghĩa của cuộc chiến tranh Iraq và nói chung là bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Cho đến nay, những gì ta biết về Iraq và cuộc chiến Iraq chủ yếu là từ nguồn phương Tây, lọc qua cách nhìn và nghĩ của phương Tây. Cuốn sách này cho ta cơ hội hiếm hoi để đắm mình vào đất nước và cuộc chiến đó thông qua trái tim và khối óc của một nhà văn tài hoa là con của xứ sở đó và đang sống ở thủ đô Baghdad, nơi mà hiện nay, nhiều năm sau chiến tranh, bom tiếp tục nổ, người tiếp tục chết vì bom, và có người, như Ahmed Saadawi, tiếp tục viết văn, mổ xẻ cái số phận chẳng giống ai của đất nước mình. Baghdad, nơi văn chương tồn tại để khôi phục sự hữu lý sát cạnh cái chết vô lý nhất, và nơi có những người như Ahmed Saadawi, viết văn để sự tồn tại của bản thân mình có một ý nghĩa: một hành trình phản kháng sự vô nghĩa. TÁC GIẢ: Ahmed Saadawi (sinh 1973‎) là một nhà văn, tác giả kịch bản và nhà làm phim tài liệu người Iraq. Ông đoạt Giải thưởng quốc tế Văn chương Ả-rập năm 2014 cho tiểu thuyết Frankenstein ở Baghdad. Ông hiện sinh sống và làm việc ở Baghdad.

Truyện Tranh: Nhóc Marưkô [14/14]

Nhóc Maruko – Tập 1 “Nhóc Maruko” ra đời năm 1986, là bộ truyện tranh đình đám không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Việt Nam và rất quen thuộc với thế hệ độc giả 8x, 9x. Bộ truyện được sáng tác dựa trên chính tuổi thơ của tác giả Momoko Sakura, với nhân vật chính là cô bé tiểu học Maruko, sống trong đại gia đình gồm có ông bà nội, bố mẹ và chị gái. Những câu chuyện đời sống hàng ngày được miêu tả qua góc nhìn của một cô bé ngây thơ, những hành động hết sức ngộ nghĩnh, trẻ con không chỉ mang lại tiếng cười vui vẻ giải trí, mà còn truyền tải không ít bài học nhẹ nhàng về gia đình, tình bạn, cuộc sống cho trẻ nhỏ… Khác với ấn bản gốc được ra mắt tại Nhật mang phong cách tạp chí Ribon năm 1987, bản tiếng Việt dành riêng cho độc giả Việt Nam được khoác lên mình một hình thức mới. Dưới sự “phù phép” của designer Tạ Quốc Kỳ Nam, ấn bản Nhóc Maruko của Nhà xuất bản Kim Đồng với tên gọi “Vintage Version” đậm màu hoài cổ nhưng vẫn giữ trọn phong cách vui tươi, dễ thương từ minh họa gốc của tác giả. Tổng thể bộ sách trông giống như những cuốn nhật kí được vẽ tay, với những tấm hình đầy sống động. Ngoài ra để tăng thêm trải nghiệm cho độc giả, Nhà xuất bản Kim Đồng đã quyết định tăng khổ của bản tiếng Việt so với khổ sách Manga truyền thống, để có thêm không gian cho các ô thoại cũng như những dòng chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả được rõ nét nhất có thể.