Truyện Tranh Tý Quậy – Đào Hải

Tý Quậy (Tập 1) Mang theo hoài niệm thời thơ ấu tinh nghịch, hơn 10 năm qua, hoạ sĩ Đào Hải bền bỉ đem đến cho độc giả nhí món quà đáng yêu – bộ sách Tý quậy. “Tý quậy là một phần tuổi thơ của tôi, của bạn bè tôi. Không có ý mong Tý trở thành nhân vật điển hình, tôi chỉ ước sao Tý quậy là một người bạn gần gũi, quen thuộc và sống với đúng nghĩa tuổi thơ…” Những đùa vui học trò ai cũng đã từng kinh qua, những nghịch ngợm nho nhỏ trên đường trưởng thành… bạn đọc nhí sẽ cười nghiêng ngả, cha mẹ cũng bật cười: “Sao Tý và Tèo giống mình hồi xưa quá vậy!” Sau những trận cười ấy, hẳn bạn sẽ nhận ra điều nhắn nhủ giản đơn mà sâu sắc của tác giả, giúp chúng ta học hỏi và tiến bộ hơn sau tiếng cười vui vẻ. Tý Quậy Tập 1 gồm bốn câu chuyện nhỏ: Bài tập ở nhà, Học võ, Bắt kẻ trộm, Đi cắm trại ngộ nghĩnh và hấp dẫn.

Dạy Con Trong “Hoang Mang” Tập II – Lê Nguyên Phương

Dạy Con Trong Hoang Mang II Gửi gắm thông điệp “chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ” Với thông điệp “Chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ”, bộ sách Dạy con trong “hoang mang” gửi đi một thông điệp khác biệt với những cuốn sách khác trên thị trường sách Việt Nam hiện nay: các bố mẹ cần chuyển hóa chính mình, “hòa giải” với quá khứ và những tổn thương của mình, để việc giáo dục con cái trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Đây chính là thông điệp chủ đạo xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách, và cũng chính là điều khiến bố mẹ Việt Nam đồng tình, chia sẻ giá trị của cuốn sách với nhiều người khác. Cuốn sách đã tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực trong 6 tháng cuối năm 2017. Dựa trên những phản hồi của bạn đọc thông qua giải pháp Social Books của Anbooks và tác giả Lê Nguyên Phương, bao gồm những thắc mắc hỏi rõ thêm và gợi ý về những chủ đề mới, sau khi về Mỹ, TS. Lê Nguyên Phương đã bắt tay vào thực hiện Dạy con trong “hoang mang” 2. Sách bao gồm 29 bài viết dựa trên trục các chủ đề được bố mẹ Việt Nam quan tâm, gửi thắc mắc và cần hỗ trợ. Có những chủ đề được phân tích, chia sẻ trong một bài viết, nhưng cũng có những chủ đề được chia sẻ thành nhiều bài liên tiếp. Từ câu chuyện “Thiên đàng đổ vỡ”, chia sẻ về nỗi đau của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo hành trong gia đình, những di chứng về tâm hồn mà chúng phải gánh chịu; ảnh hưởng rõ rệt của các di chứng này trong đời sống của con cái; đến “Sau lời chia tay” nói về những tổn thương trẻ có thể hứng chịu do quá trình ly hôn của cha mẹ và những diễn biến trong tâm lý, hành vi của trẻ theo tiến trình thời gian sau khi sự việc xảy ra; từ câu chuyện hiểu sao cho đúng về phương pháp “tâm bình an”, “nuôi con an yên” theo phong trào đang rộ lên thời gian gần đây, chính là “khả năng tự phục hồi cảm xúc” trong khoa học, đưa ra một cái nhìn thấu đáo nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những “lỗ hổng” trong nhận thức của nhiều người về vấn đề này.  Các chủ đề trong Dạy con trong “hoang mang” 2 mở rộng từ gia đình đến nhà trường, từ gia đình đến xã hội. Nếu “Để con nhảy múa” đề cập đến hiện tượng các bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và khuôn phép lên con mình, khiến con không được tự do sáng tạo và thoải mái như chính con đáng có, đến những câu chuyện lớn về nhân sinh quan của đời người như “Công ơn dưỡng dục”, nói về mối tương quan giữa con người với thế giới, với vạn vật, hay “Muối của đất công chính”, nói về ý thức liêm chính trong xã hội có thể bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ… Sau đây là những trích đoạn trong sách: Trích đoạn “Thiên đàng đổ vỡ”: “Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng con cái sẽ nhanh chóng lãng quên khi lớn lên. Vâng, chúng rồi cũng sẽ lớn, có thể rồi cũng quên ít nhiều chi tiết của những cơn ác mộng hằng đêm. Nhưng cuộc đời của chúng là minh chứng cho hậu quả của một môi trường độc hại như thế. Chúng không còn biết một gia đình bình thường là như thế nào, có chăng chỉ là những mảnh vụn hạnh phúc của gia đình người khác kể vắn tắt qua câu chuyện của bạn, thoáng nhanh qua phim ảnh, hay trộm hưởng khi ghé chơi nhà một người quen. Những tấm gương trong gia đình nay trở nên méo mó dị thường như trong nhà kính của một hội chợ [fun mirror house], không có gì vui lạ mà lại què quặt bệnh hoạn. Những đứa con gái lớn lên lại có thể tìm những ông chồng lỗ mãng, ồn ào, tàn bạo như cha mình vì không quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông dịu dàng, ôn tồn và nhỏ nhẹ. Những đứa con trai lớn lên lại có thể đe nẹt, dọa dẫm và hành hung vợ mình, không ưa thích những người đàn bà cứng cỏi, độc lập và mạnh mẽ. Mặc cảm vì là phụ nữ, trẻ gái lớn lên lại chịu đựng chồng bạo hành vì nghĩ mình cũng “ngu dại” như cha mình đã từng mắng nhiếc mẹ mình. Tự kiêu là đàn ông, trẻ nam lớn lên lại chứng tỏ bằng cách trừng mắt, nạt nộ, tát đá như cha mình đã từng đối xử với mẹ mình. Quan hệ thân mật giữa vợ chồng dường như chỉ chứa đựng bạo lực và trấn áp để đạt được những gì mà đáng lẽ ra chỉ cần một yêu cầu dịu dàng thì cũng đã được đáp ứng.” … “Những hướng tiếp cận thành công trong điều trị và hỗ trợ tâm lý cho những gia đình bạo hành thường là việc giúp ổn định môi trường cho trẻ và gia đình. Đôi khi cha mẹ không hiểu biết hoặc đong lường được hết những tổn thương do chính họ gây ra trong việc xung đột với nhau. Bản thân cha mẹ cũng cần phải được điều trị chữa lành những chấn thương và nội kết ấy. Chính người cha phải tự hóa giải những bất mãn với công việc, xã hội và đời sống của mình để từ đó làm hòa với vợ con và ngay cả với bản thân. Những ấn tượng bạo hành từ trong gia đình của người cha ở nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp nhất cho việc tái diễn bạo hành ở thế hệ kế tiếp. Riêng đối với người mẹ, chính người mẹ phải được chữa lành đồng thời cung cấp những kỹ năng tự vệ cho mình và con cái. Lo cho người mẹ được ổn định tinh thần để họ có thể chăm sóc con cái là việc cần thiết. Cả hai cha mẹ đừng vội vã vì mê tín mà tìm kiếm những nguyên nhân từ kiếp trước. Hãy nhìn vào những trải nghiệm từ nhỏ của mỗi người trong gia đình riêng của mình để xem đâu là nguyên nhân của những cuồng nộ và tàn bạo, những bạc nhược và cam chịu trong hành vi và lời nói của mình.” NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG CUỐN DẠY CON TRONG HOANG MANG 2 1. Quan hệ bạn bè của các con Áp lực phục tùng: Ảnh hưởng và áp lực của bạn bè trong học đường Lạc lõng giữa sân trường: Nhu cầu có bạn bè của trẻ và những hệ lụy của nó 2. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Cha, người dẫn đường: Vai trò của người cha trong việc xây dựng sự nghiệp cho con Con là chân sự: Giá trị của con trẻ đối với sức khỏe và tinh thần của cha mẹ Mẹ là thượng đế: Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng cơ cấu nhận thức và nhân sinh quan của con Tứ đại đồng đường: Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong việc nuôi dạy con trẻ 3. Nhận diện và điều hòa cảm xúc Đối mặt quỷ dữ: Nhận diện và giải quyết sự giận dữ Buồn ơi chào mi: Nhận diện và xây dựng thái độ tích cực với chứng trầm cảm và cảm xúc ưu sầu Trong nỗi cô đơn: Nhận diện và xây dựng thái độ tích cực với nỗi cô độc và cô đơn. Những vết thương đời: Chứng Chấn thương Phức tạp và ảnh hưởng của nó với tâm lý của trẻ Sư nhỏ đứng dậy: Xây dựng thái độ tích cực và vượt khó đối với những cảm xúc trong tâm hồn 4. Ảnh hưởng của một số tình huống trong gia đình và cách dạy con Đóng vai cha mẹ: Ảnh hưởng của việc trẻ phải gánh vác việc gia đình quá sớm Che khuất bầu trời: Ảnh hưởng của việc kiểm soát con cái quá mức của cha mẹ Thiên đàng đổ vỡ: Ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với con cái. Thế hệ thủy tinh: Ảnh hưởng của việc chiều chuộng con quá đáng. Sau lời chia tay: Ảnh hưởng của việc ly dị đối với con cái 5. Sự khác biệt cá tính của con trẻ cùng một gia đình Hũ mắm đầu giàn: Vai trò và yếu tố tâm lý của con trưởng Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: Các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành cá tính của trẻ 6. Xây dựng nhân cách và các giá trị sống Làm kẻ bàng quan: Xây dựng tinh thần dấn thân Than thân trách phận: Xây dựng tinh thần chịu trách nhiệm Làm người cương trực: Xây dựng tính cách cương trực Công ơn dưỡng dục: Xây dựng thế giới quan sinh thái Muối của đất công chính: Xây dựng tiêu chí đạo đức và luân lý Nuôi con vượt khó: Xây dựng khả năng vượt khó Để con nhảy múa: Xây dựng tính cách xả ly và hoan hỉ O tròn như quả trứng gà: Xây dựng cảm hứng học tập và đọc sách Trứng khôn hơn rận: Xây dựng kỹ năng tư duy Đàn bà biết gì: Xây dựng thái độ tôn trọng nữ giới  

Dạy Con Trong “Hoang Mang” – Tập 1 – Lê Nguyên Phương

Dạy Con Trong “Hoang Mang” – Tập 1 (Tái Bản 2024) Chuyển hóa chính mình để chuyển hóa con. Anbooks trân trọng giới thiệu đến quý anh chị, quý độc giả một tác phẩm mới: Dạy con trong “hoang mang” của tác giả TS. Lê Nguyên Phương, một chuyên gia tâm lý học đường người Việt với 20 năm kinh nghiệm lâm sàng từ khối mầm non đến đại học tại Mỹ. Sách do Anbooks phối hợp với NXB Tổng Hợp TPHCM xuất bản và phát hành. * Cuốn sách là tập hợp 30 bài viết giải đáp những vấn đề về giá trị và phương pháp giáo dục con trẻ của các bố mẹ và thầy cô Việt Nam được lý giải trên nền tảng kiến thức khoa học qua các nghiên cứu của các ngành tâm lý học giáo dục, tham vấn, và thần kinh.

Lời Nguyền Shiraisan – Otsuichi

Lời Nguyền Shiraisan Ngày đầu mùa xuân, trong quán cà phê trang nhã tĩnh lặng, một cô gái đang nhâm nhi đồ uống và chuyện vãn với bạn thì bạn cô đột tử một cách thê thảm. Nhãn cầu nổ tung thành nhiều mảnh vụn, bắn la liệt ra sàn. Cảnh sát đến khám nghiệm hiện trường, kết luận không có dấu hiệu hình sự. Pháp y đưa thi thể đi giám định, kết luận tử vong do suy tim. Nghe xong, cô gái không sao chấp nhận được. Buổi tối mùa xuân, vừa ra khỏi cửa hàng tiện lợi, một chàng trai nhận được điện thoại của người em đã lâu không liên lạc. Nghe em nói năng rất gở, cậu lo lắng chạy đến tận nơi xem sao thì thấy em đã đột tử, nhãn cầu nổ tung thành nhiều mảnh vụn, bắn la liệt ra sàn. Cảnh sát đến khám nghiệm hiện trường, kết luận không có dấu hiệu hình sự. Pháp y đưa thi thể đi giám định, kết luận tử vong do suy tim. Nghe xong, chàng trai không sao chấp nhận được. Đi sâu tìm hiểu, họ nhận ra nguyên nhân tử vong vô cùng phi lý. Trước khi qua đời, những người này đều từng nghe một truyện kinh dị, tên là Lời nguyền Shiraisan. Trong truyện có lồng lời nguyền đoạt hồn. Dù cố ý tìm kiếm hay vô tình lướt mạng đọc phải, đã biết nội dung câu chuyện và nhân vật, người ta ắt sẽ nổ nhãn cầu mà chết, rồi được kết luận là do suy tim. Hành vi gây họa diện rộng như thế thường gắn liền với tâm lý trả thù xã hội, bắt nguồn từ quá khứ bất hạnh của thủ phạm. Tuy nhiên quá khứ ở đây lại thuộc loại khó xác minh, nhân chứng đứng ra kể thì bất khả tín, chỉ biết cuộc sống của mỗi người sau khi đọc/nghe truyện sẽ là chuỗi ngày bị cầm tù bởi kinh hoàng, hoang tưởng và kết thúc trong thảm thương. Câu chuyện thế nào mà ghê gớm như vậy? Cụ thể có trong Lời nguyền Shiraisan, tiểu thuyết kinh dị mới nhất được chuyển thể thành phim cùng tên của Otsuichi.

Làm Sao Dừng Lại Thời Gian – Matt Haig

Trường sinh bất lão, ấy là ấn phước lớn hay một lời nguyền? Bản thân người trong cuộc là Tom Hazard – thoạt nhìn là một thầy giáo bốn mươi mốt tuổi không thể bình thưởng hơn – cũng chẳng thể trả lời câu hỏi đó, khi tình trạng đặc biệt anh mang quả đã giúp anh trẻ mãi không già, tuy nhiên cũng cướp đi những người mà anh thương yêu nhất. “Quy tắc đầu tiên là không được sa vào lưới tình” Trong suốt hơn bốn trăm năm cuộc đời, Tom đã mục sở thị vô số cột mốc của lịch sử nhân loại, đã biểu diễn cạnh Shakespeare, uống cocktail với Fitzgerald, lênh đênh ngoài khơi cùng thuyền trưởng Cook, đã sống “bình ổn” dưới sự bảo trợ của một tổ chức bí mật. Nhưng giờ đây một bước ngoặt xảy đến khiến anh phải đứng trước lựa chọn: tiếp tục thả minh nổi trôi giữa biển đời hay liều lĩnh một lần để thực sự yêu và sống.

Ông Ba Bị – Bagman (2024)

When a sinister threat from his childhood returns to haunt him, a father desperately struggles against his deepest inner fear. Only this time, the fight isn’t for himself; it’s for his family.