Nexus – Lược Sử Của Những Mạng Lưới Thông Tin Từ Thời Đại Đồ Đá Đến Trí Tuệ Nhân Tạo – Yuval Noah Harari
VIE: eBook epub, AudiobookENG: eBook epub, Audiobook Nexus – Lược
VIE: eBook epub, AudiobookENG: eBook epub, Audiobook Nexus – Lược
Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lí học. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta. Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lí học đám đông. Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng. Trong khi đọc cuốn sách này, xin độc giả lưu ý rằng cụm từ chủ nghĩa xã hội (socialisme) mà Le Bon nhắc đến ở đây có hàm ý là chủ nghĩa xã hội không tưởng đã tồn tại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX ở Tây Âu, chứ không đồng nghĩa với khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels mà Lenin đã vận dụng để xây dựng nên Liên bang Xô viết và trở thành nền tảng tư tưởng của phe xã hội chủ nghĩa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ruột Ơi Là Ruột – Bí Mật Của Thế Giới Bị Lãng Quên Ruột ơi là ruột mời gọi chúng ta khám phá một trong những cơ quan phức tạp nhất, quan trọng nhất và có thể nói là diệu kỳ nhất trong cơ thể, nơi cư trú của cả một thế giới sống động – với số lượng đông đảo gấp nhiều lần loài người cư ngụ trên Trái đất gồm các chiến binh tí hon của hệ miễn dịch và vô vàn quần thể vi sinh vật có lợi đang tích cực làm việc để nuôi sống và bảo vệ chúng ta: đường ruột. Qua cuộc hành trình của miếng bánh đi từ miệng, thực quản, dạ dày xuống ruột non, ruột già rồi dừng chân ở một luống rau nào đó, cùng những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và ví dụ gần gũi, cuốn sách cung cấp những thông tin hữu ích về quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tầm quan trọng của vi khuẩn tốt với trẻ sơ sinh, mối liên hệ của hệ vi khuẩn đường ruột với các chứng bệnh, từ chứng bất dung nạp, chứng dị ứng, cho đến các chứng bệnh kỳ lạ mà ta tưởng chừng chẳng hề có liên quan như chứng căng thẳng, bệnh Alzheimer và cả hiện tượng tự sát… Cuốn sách chắc làm thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta, để có một đường ruột khỏe mạnh, bởi “đường ruột khỏe, cơ thể mạnh”. “Một hiện tượng xuất bản… được viết ra để loại bỏ mọi điều cấm kỵ khỏi câu chuyện đại tiện.” – The Times
Copyright © 2012 – 2025 kollersi.com ®. All rights reserved