Tây Du Ký – Truyện Tranh Màu

Please log in to your account, if available, to access more information.

Tây du ký là một bộ tiểu thuyết viết về thần thánh nổi tiếng. Đường Tăng đi lấy kinh là chuyện có thật. Bắt đầu từ năm thứ 3 Trinh Quán, Đường Thái Tông (629 CN), nhà sư Huyền Trang, ròng rã mười bảy năm trời, đã trèo đèo, lội suối trên con đường dài vạn dặm, đi qua 110 quốc gia lớn nhỏ, mang về nước được 657 bộ kinh Phật. Sau khi về nước, Huyền Trang đã phụng chỉ thuật bằng miệng những gì ông đã thấy, đã nếm trải trong suốt mười bảy năm đó. Truyện Tây du ký chủ yếu do hai bộ phận, một là Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, hai là thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh Phật mà hình thành. Tiểu thuyết này lấy câu chuyện Đường Tăng đi lấy kinh làm đầu mối, lấy Tôn Ngộ Không làm nhân vật chính, lấy mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn thiên nhiên huyễn hóa thành một thế giới thần kỳ rực rỡ đầy màu sắc, từ đó thể hiện tinh thần miệt thị của nhân dân lao động đối với sự thống trị phong kiến, không sợ cường bạo, đấu tranh cương quyết với mọi sự tàn hại và với mọi thế lực tàn ác. Tôn Ngộ Không trong cuốn tiểu thuyết này trời không sợ, đất không sợ, thần không sợ, quỷ không sợ, gan to mật lớn, võ nghệ cao cường, hơn bốn trăm năm nay

Detail description:

Tây du ký là một bộ tiểu thuyết viết về thần thánh nổi tiếng. Đường Tăng đi lấy kinh là chuyện có thật. Bắt đầu từ năm thứ 3 Trinh Quán, Đường Thái Tông (629 CN), nhà sư Huyền Trang, ròng rã mười bảy năm trời, đã trèo đèo, lội suối trên con đường dài vạn dặm, đi qua 110 quốc gia lớn nhỏ, mang về nước được 657 bộ kinh Phật. Sau khi về nước, Huyền Trang đã phụng chỉ thuật bằng miệng những gì ông đã thấy, đã nếm trải trong suốt mười bảy năm đó.

Truyện Tây du ký chủ yếu do hai bộ phận, một là Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, hai là thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh Phật mà hình thành. Tiểu thuyết này lấy câu chuyện Đường Tăng đi lấy kinh làm đầu mối, lấy Tôn Ngộ Không làm nhân vật chính, lấy mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn thiên nhiên huyễn hóa thành một thế giới thần kỳ rực rỡ đầy màu sắc, từ đó thể hiện tinh thần miệt thị của nhân dân lao động đối với sự thống trị phong kiến, không sợ cường bạo, đấu tranh cương quyết với mọi sự tàn hại và với mọi thế lực tàn ác.

Tôn Ngộ Không trong cuốn tiểu thuyết này trời không sợ, đất không sợ, thần không sợ, quỷ không sợ, gan to mật lớn, võ nghệ cao cường, hơn bốn trăm năm nay đã được các độc giả, nhất là độc giả thiếu niên vô cùng yêu quý.

Leave a Reply